Ứng dụng công nghệ sấy bơm nhiệt và công nghệ enzyme trong sản xuất tiêu

600

Thời gian qua, đã có một số đơn vị nghiên cứu, xây dựng quy trình sấy hạt tiêu. Chẳng hạn như: Sấy hạt tiêu đỏ bằng đèn hồng ngoại, sấy nhiệt hoặc bằng một số thiết bị sấy khác được chế tạo trong nước...uy nhiên, nhược điểm của các phương pháp này là đều cho sản phẩm có tỷ lệ giữ màu không cao. Sản phẩm hạt tiêu xanh sấy khô hiện nay chưa có nhiều trên thị trường Việt Nam bởi hiện vẫn chưa có phương pháp sấy khô hoàn chỉnh đối với tiêu xanh; một số hộ gia đình sử dụng phương pháp phơi và sấy nhiệt song sản phẩm không có màu xanh, chủ yếu là màu ô liu, màu xám và màu đen. Sản phẩm hạt tiêu trắng (tiêu sọ) ở Việt Nam hiện nay phổ biến hơn ở cả quy mô nông hộ và quy mô công nghiệp.

Ở quy mô nông hộ, việc chế biến tiêu sọ thường được làm theo phương pháp thủ công hoặc bán thủ công với việc ủ lên men tự nhiên trong thời gian dài (10 - 15 ngày). Ở quy mô công nghiệp, một số đơn vị đã bước đầu nghiên cứu sử dụng các chế phẩm sinh học, các chất hóa học để làm mềm và bóc lớp vỏ ngoài của quả tiêu (hoặc hạt tiêu đen) song vẫn chưa có một quy trình công nghệ hoàn chỉnh.

Xuất phát từ thực tế trên, TS. Phan Thanh Bình đã chủ trì và cùng các cộng sự tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên nghiên cứu và thực hiện giải pháp “Ứng dụng công nghệ sấy bơm nhiệt và công nghệ enzyme trong sản xuất tiêu đỏ, tiêu xanh, tiêu trắng (tiêu sọ)”.

BÌNH LUẬN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN