Giới thiệu về Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Đắk Lắk

781

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) được thành lập theo Quyết định số 3013/Qđ-UB ngày 3/10/2001 của UBND tỉnh Đắk Lắk. Lúc mới thành lập, Liên hiệp hội có 11 hội thành viên, đến tháng 06/2015 đã có 21 Hội, với trên 15.000 hội viên.

Đại hội đại biểu của Liên hiệp Hội có nhiệm kỳ là 5 năm. Cho đến nay Liên hiệp hội Đắk Lắk đã qua 3 kỳ đại hội:

- Ông Nguyễn An Vinh - Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk đã làm Chủ tịch nhiệm kỳ I (2001 - 2005) và nhiệm kỳ II (2006 - 2010).

- TS.Y Ghi Niê - Tỉnh Ủy viên, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội đồng LHH VN hiên nay là Chủ tịch Liên hiệp hội nhiệm kỳ III (2011 - 2016).

Tôn chỉ - Mục đích:

- Liên hiệp hội là tổ chức chính trị - xã hội của những người làm công tác khoa học và kỹ thuật trong các hội xã hội - nghề nghiệp, các lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ của tỉnh.

- Liên hiệp hội tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ trong tỉnh nhằm phát huy vai trò và tiềm năng của đội ngũ này trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và sự phát triển của địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Liên hiệp hội là tổ chức thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk.

- Liên hiệp hội có tư cách pháp nhân, hoạt động tuân thủ pháp luật nhà nước, điều lệ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các quy định đối với một tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh.

Chức năng - nhiệm vụ chủ yếu của Liên hiệp hội:

- Tập hợp, vận động những người làm khoa học - kỹ trhuật ra sức hoạt động, đóng góp tài năng, trí tuệ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và khoa học - công nghệ của địa phương.

- đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các Hội thành viên và hội viên - Cung cấp thông tin cần thiết có liên quan cho các thành viên và các tổ chức trực thuộc.

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khoa học - kỹ thuật cho hội viên và nhân dân. Tham gia nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ trong sản xuất và đời sống.

- Tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội - đóng góp ý kiến về việc xây dựng và thực hiện các chính sách về kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật.

- Tổ chức các sinh hoạt về chính trị, xã hội, hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào ... do đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.

BÌNH LUẬN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN