Tìm giải pháp tiếp cận thị trường quốc tế đối với sản phẩm OCOP

442

Ngày 16/11, Viện Kinh tế và Quản lý Tây Nguyên (đơn vị thành viên của Liên hiệp hội Đắk Lắk) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Châu Âu (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức hội thảo “Khả năng tiếp cận thị trường quốc tế đối với sản phẩm OCOP tỉnh Đắk Lắk”.

Tham dự hội thảo có các nhà khoa học, nhà quản lý đến từ trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Nguyên Tất Thành, Đại học Tây Nguyên, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới, Liên hiệp hội tỉnh, các sở ngành hữu quan và đại diện một số doanh nghiệp, hợp tác xã có nhiều sản phẩm OCOP trên địa bản tỉnh.

tm-img-alt

PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Âu; TS. Đinh Khắc Tuấn – Giám đốc Sở KH&CN Đắk Lắk và TS. Nguyễn Ngọc Tuyên – Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý Tây Nguyên đồng chủ trì hội thảo     

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe các bài tham luận về: Cơ hội và thách thức đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk tiếp cận thị trường EU; Đặc điểm và khả năng tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP tỉnh Đắk Lắk; Sản phẩm có lợi thế của tỉnh Đắk Lắk và định hướng thành sản phẩm OCOP xuất khẩu; Giải pháp phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP tỉnh Đắk Lắk; Rào cản và giải pháp tiếp cận chuỗi phân phối trong và ngoài nước đối với sản phẩm OCOP tỉnh Đắk Lắk; Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm OCOP; Kết quả tiếp cận thị trường quốc tế của sản phẩm OCOP từ tỉnh Đồng Tháp và bài học kinh nghiệm dành cho Đắk Lắk;

Ngoài ra, các đại biểu tham dự hội thảo đã cùng thảo luận các vấn đề như: Giải pháp tiếp cận thị trường quốc tế đối với sản phẩm OCOP tỉnh Đắk Lắk; Giải pháp gia tăng giá trị kinh tế sản phẩm OCOP tỉnh Đắk Lắk hướng đến thị trường toàn cầu; Thực trạng và giải pháp để sản phẩm OCOP tỉnh Đắk Lắk tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị phân phối toàn cầu…

Các bài tham luận và các ý kiến phát biểu, tranh luận của đại biểu tham dự đã làm rõ chủ đề hội thảo, xác định được các cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế đối với sản phẩm OCOP, là: cơ hội cạnh tranh về giá từ cắt giảm thuế quan; cơ hội cắt giảm chi phí sản xuất, cải thiện năng lực cạnh tranh; cơ hội từ việc tiết giảm các rào cản phi thuế quan; cơ hội từ các cam kết về bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Eu; và cơ hội từ việc thuận lợi hóa thủ tục hải quan.

Đoàn Văn Thanh

BÌNH LUẬN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN