Tiêu chảy hậu COVID-19 nên ăn uống thế nào?
Khi bị COVID-19, do virus làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa hoặc do dùng thuốc dẫn đến tiêu chảy. Tình trạng này có thể gặp sau khi âm tính. Do vậy, người bệnh cần lưu ý chế độ ăn uống để nhanh phục hồi chức năng tiêu hóa.
1. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở người mắc COVID-19
Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân gây tiêu chảy ở người mắc COVID-19 có thể do một số trường hợp uống nhiều thuốc, nhiều kháng sinh dẫn tới tiêu chảy.
Người bệnh ngoài các biểu hiện về hô hấp còn có các triệu chứng về bệnh đường tiêu hoá như nôn ói, tiêu chảy. Đây cũng hiện tượng bình thường vì khi nhiễm virus, tiêu chảy là cách thải virus qua đường tiêu hoá.
Ngoài ra, có thể do chế độ ăn uống không thích hợp, do bồi bổ quá nhiều hoặc ăn các thực phẩm không quen cũng dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy…
Khi có dấu hiệu bị tiêu chảy, người bệnh nên tham khảo tư vấn của bác sĩ về việc dùng thuốc. Nếu bị tiêu chảy dưới 5 lần/ngày, nên uống nhiều nước, bù điện giải, ăn uống hợp lý sẽ nhanh khỏi.
Trong trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy nhiều lần/ngày hoặc phân có dịch nhầy hay máu cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị phù hợp.
2. Chế độ dinh dưỡng cải thiện tiêu chảy hậu COVID-19
Để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy sau khi mắc COVID-19, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Cần ưu tiên thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu để cung cấp đủ năng lượng và nhanh phục hồi hệ tiêu hóa. Hạn chế thực phẩm gây kích thích và có thể làm tổn thương đường tiêu hóa.
2.1. Thực phẩm người bị tiêu chảy nên dùng
Khi bị tiêu chảy, người bệnh nên ăn thực phẩm giàu tinh bột như gạo, khoai tây, bánh mì…; Thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, sữa đậu nành, sữa không có lactose; trái cây như chuối, táo, cà rốt…
Thức ăn nên nấu mềm, dạng lỏng nhiều nước như cháo, súp... Khi đỡ hơn có thể ăn đặc dần lên.
BÌNH LUẬN