Hội thảo "Sự cần thiết phải nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường bền vững"

458

Ngày 14 tháng 04 năm 2023 Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo "Sự cần thiết phải nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường bền vững"

Hội thảo có sự tham dự của 70 đại biểu trong và ngoài tỉnh gồm các cơ quan ban ngành, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các cơ quan nghiên cứu, trường đại học trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk.

 

Đa dạng sinh học ở Tây Nguyên được cấu thành bởi đặc thù về điều kiện tự nhiên và các tài nguyên thiên nhiên, trong đó có rừng. Đây cũng là thế mạnh để các tỉnh Tây Nguyên phát triển dân sinh, kinh tế... Nhưng cùng với đặc thù về xã hội và xu hướng phát triển kinh tế dựa nguyên kém bền vững, cũng như những bất cập trong quản lý, đã và đang tạo ra nhiều khó khăn thách thức cho bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và đa dạng sinh học của rừng nói riêng. Như vậy có thể thấy đa dạng sinh học gắn liền với đa dạng văn hóa và các yếu tố. Chính vì thế bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường bền vững ở Tây Nguyên song song với nỗ lực giải quyết những thực tế, cũng phải có những cách thức tiếp cận dựa vào đặc trưng của hệ sinh thái nhân văn địa phương.

Tại buổi hội thảo, các đại biểu đã được nghe trình bày 07 báo cáo tham luận của các tác giả trong và ngoài tỉnh về các vấn đề như: Đánh giá tác động của quá trình chuyển đổi rừng sang trồng Cao su trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và đề xuất các giải pháp quản lý rừng bền vững. Nâng cao nhận thức cộng đồng vùng đệm về bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Yok Don, Công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Kết quả thực hiện mô hình cải thiện vệ sinh môi trường cho hộ đồng bào dân tộc tại xã Chư Pui, huyện Krông Bông và xã Bông Krang, huyện Lắk năm 2020 – 2021. Giám sát sự xuật hiện của loài Tê tê Java (Manis javanica) bằng bẫy ảnh tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin. Các giải pháp bảo tồn Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis (Staunton ex D. Don) K. Koch) tại BQL KBT Loài Sinh Cảnh Thông Nước. Ea Ral. KS. Nghiên cứu chế tạo thử nghiệm lò đốt rác thải rắn sinh hoạt đạt công suất 500-700 kg/h.

Hội thảo đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm liên kết giữa các lực lượng quản lý nhà nước với cộng đồng vượt qua các trở ngại để bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học và phát triển môi trường trên cơ sở pháp luật Việt Nam.

Thu Hà

BÌNH LUẬN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN